Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu

  1. Cơ sở xây dựng quy chế quản lý và sử dụng NHCN

Quy chế quản lý và sử dụng NHCN là một tập hợp các quy định, nguyên tắc và hướng dẫn được thiết lập để điều chỉnh việc quản lý, cấp phép và sử dụng NHCN. Mục tiêu chính của công cụ này là bảo đảm tính nhất quán, độ tin cậy và giá trị của NHCN đối với người tiêu dùng cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. NHCN là tài sản cộng đồng, vận hành dựa trên một số nguyên tắc chung được cụ thể hóa bằng Quy chế quản lý và sử dụng.

Điều 105 Luật SHTT quy định, Quy chế sử dụng NHCN phải có những nội dung chủ yếu sau đây: Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu; Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu; Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Dưa gang muối Quế Võ” được xây dựng như sau: Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu các quy định hiện hành, xây dựng dự thảo Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Dưa gang muối Quế Võ”, hội thảo góp ý và hoàn thiện.

  1. Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Dưa gang muối Quế Võ”

Sau khi thống nhất các nội dung chi tiết, UBND thị xã Quế Võ đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Dưa gang muối Quế Võ” dùng cho sản phẩm dưa gang muối của thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 07/12/2022 (Chi tiết xem Phụ lục các sản phẩm của nhiệm vụ). Tóm tắt quy chế gồm 6 Chương, 22 Điều như sau:

– Chương 1. Quy định chung, bao gồm: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh; Điều 2. Đối tượng áp dụng; Điều 3. Giải thích từ ngữ.

– Chương 2. Định nghĩa sản phẩm và phương pháp đánh giá, bao gồm: Điều 4. Định nghĩa sản phẩm; Điều 5. Phương pháp đánh giá đặc tính sản phẩm.

– Chương 3. Quản lý và sử dụng nhãn hiệu, bao gồm: Điều 6. Điều kiện sử dụng nhãn hiệu; Điều 7. Hồ sơ đăng ký sử dụng nhãn hiệu; Điều 8. Trình tự đăng ký sử dụng nhãn hiệu; Điều 9. Trình tự cấp phép sử dụng nhãn hiệu; Điều 10. Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu; Điều 11. Sử dụng nhãn hiệu; Điều 12. Quản lý nhãn hiệu; Điều 13. Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu; Điều 14. Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu.

– Chương 4. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, bao gồm: Điều 15. Quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu nhãn hiệu; Điều 16. Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ chức kiểm soát nhãn hiệu; Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.

– Chương 5. Hành vi vi phạm và xử lý hành vi vi phạm, bao gồm: Điều 6. Hành vi vi phạm; Điều 19. Xử lý hành vi vi phạm; Điều 20. Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

– Chương 6. Điều khoản thi hành, bao gồm: Điều 21. Tổ chức thực hiện; Điều 22. Sửa đổi, bổ sung.