Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế quy định chi tiết

Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế quy định chi tiết

Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế quy định chi tiết

Có những giao dịch thương mại quốc tế ra đời từ rất sớm và phát triển cùng với lịch sử phát triển của xã hội ngày nay. Đối tượng của thương mại quốc tế rất lớn và khá đa dạng, không chỉ bao gồm những hàng hóa hữu hình mà còn bao gồm cả các dịch vụ hay hoạt động đầu tư và đặc biệt là tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế

Sở hữu trí tuệ là hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của con người để phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Chúng luôn chứa đựng các thông tin có giá trị cao về kinh tế, văn hóa, xã hội, do đó, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, sử dụng và chuyển giao các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Nhìn chung, quyền sở hữu trí tuệ hướng tới bảo đảm quyền lợi cho các tác giả, nhà sản xuất các sản phẩm và dịch vụ trí tuệ thông qua việc đảm bảo họ sẽ có quyền đối với các kết quả từ hoạt động trí tuệ này trong một khoảng thời gian nhất định.

Thương mại quốc tế thường được hiểu là hoạt động thương mại liên quan đến hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Dựa vào chủ thể và tính chất của quan hệ thương mại thì thương mại quốc tế được chia thành 02 nhóm chính: thương mại quốc tế công và thương mại quốc tế tư. Tính “quốc tế” của hoạt động thương mại quốc tế tư được xác định tùy thuộc vào quan niệm của từng hệ thống pháp luật, điều ước quốc tế. Nhưng nhìn chung, cho đến nay, các tiêu chí sau đây thường dùng để xác định tính “quốc tế” của hoạt động thương mại quốc tế tư, quan hệ thương mại quốc tế tư:

– Một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài:

– Căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấp dứt quan hệ thương mại phát sinh ở nước ngoài; hoặc

– Tài sản là đối tượng của quan hệ thương mại đang ở nước ngoài.

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng sau:

Đối tượng quyền tác giả

– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Đối tượng quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế

Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế quy định chi tiết

Xuất phát từ đặc tính vô hình và khía cạnh thương mại, tài sản trí tuệ dễ dàng vượt qua biên giới quốc gia và là một thành tố gắn bó mật thiết với hoạt động thương mại quốc tế. Quyền sở hữu trí tuệ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với thương mại quốc tế mặc dù quyền sở hữu trí tuệ có tính lãnh thổ. Quyền sở hữu trí tuệ có thể tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế dưới hai dạng:

  • Gắn với hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu theo các kênh phân phối chính thức được sự cho phép của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu song song theo các kênh nhập khẩu/xuất khẩu song song”;
  • Là đối tượng trực tiếp trong các giao dịch thương mại quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ. Mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế rất rõ ràng trong một số lĩnh vực. Chẳng hạn, kiểu dáng công nghiệp có mối quan hệ không thể phủ nhận với lĩnh vực dệt may và chỉ dẫn địa lý có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thương mại liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, tài sản trí tuệ đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong kinh doanh quốc tế tư và giao dịch thương mại quốc tế. Thực tế chỉ ra rằng thực hiện quyền sở hữu trí tuệ có thể thúc đẩy hoặc tạo ra những rào cản cho thương mại quốc tế. Thực tế thương mại quốc tế cho thấy: quyền sở hữu trí tuệ là công cụ được sử dụng để cản trở hoặc thúc đẩy thương mại quốc tế. Bảo hộ, khai thác và thực thi quyền sở hữu trí tuệ không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế mà còn ảnh hưởng đến các chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ; hoạt động thương mại, phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia cũng như thương mại toàn cầu.