Mù Cang Chải đẩy mạnh quản lý và phát triển sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp

Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương với các mô hình, dự án được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia.

Sản phẩm mật ong hoa tự nhiên huyện Mù Cang Chải được cấp chứng nhận OCOP 3 sao. (ảnh: Thông Nguyễn)
Sản phẩm mật ong hoa tự nhiên huyện Mù Cang Chải được cấp chứng nhận OCOP 3 sao. (ảnh: Thông Nguyễn)

 

Bên cạnh đó, công tác quản lý và phát triển sở hữu trí tuệ cũng được quan tâm như: tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật, hướng dẫn của sở, ngành về sở hữu trí tuệ, tổ chức đăng ký sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc trưng của huyện. Hàng năm, huyện đều có đề tài, dự án khoa học hoặc các sản phẩm OCOP được công nhận.
Thời gian tới, Mù Cang Chải tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức cá nhân trong việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải”; xác lập quyền nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm “Rượu thóc La Pán Tẩn”, “Hoa hồng Mù Cang Chải” và “Chè Shan tuyết Púng Luông”; xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận “Gà xương đen Mù Cang Chải”. Đồng thời làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận theo đúng quy chế kiểm soát đã được ban hành…
Việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý và phát triển sở hữu trí tuệ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã góp phần tạo nguồn lực phục vụ công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần tăng thu nhập cho người dân  cũng như tạo thương hiệu cho nông đặc sản địa phương…
Thành Trung