Xây dựng chiến lược maketing

Marketing trong nông nghiệp là gì?

Sản xuất nông nghiệp có những đặc thù đặc trưng riêng so với các ngành sản xuất khác. Do đó mà marketing nông nghiệp cũng rất khác so với việc làm marketing ở các lĩnh vực khác ví dụ như: tính dễ hư hỏng, số lượng lớn, sự khác biệt về đa dạng chủng loại, tính mùa vụ,…

marketing cho nông nghiệp

Những đặc điểm này làm cho marketing nông nghiệp trở nên phức tạp. Marketing trong nông nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan tới dòng hàng hóa và dịch vụ bắt đầu từ người sản xuất ( người nông dân) tới người tiêu dùng cuối cùng.

Các chiến lược trong marketing nông nghiệp

Dựa vào marketing 4P, tương tự chúng ta cũng có các chiến lược cho các chữ P lần lượt bao gồm: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối. Cuối cùng là chiến lược xúc tiến bán hàng.

Chiến lược sản phẩm trong nông nghiệp

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Có 4 cách tiếp cận tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm trong kinh doanh nông nghiệp:

  • Sản phẩm của doanh nghiệp tốt hơn, có nghĩa là sản phẩm được cải tiến chất lượng.
    lượng. Để làm được điều này thì cần trú trọng hơn trong khâu sản xuất sao cho đúng kĩ thuật(ví dụ: cây ăn quả đang là mặt hàng chủ lực xuất khẩu của nước ta.
  • Sản phẩm mới nghĩa là sản phẩm được sản xuất với phương pháp kĩ thuật mới, quy trình mới ví dụ như: BMP, VietGAP, Global GAP,..
  • Nhanh hơn, điều này áp dụng cho cả quy trình sản xuất lẫn quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Giảm bớt giá thành, nghĩa là người mua có thể mua sản phẩm tương tự với giá thành rẻ hơn.

Chiến lược khác biết hóa sản phẩm vừa mang lại cơ hội thành công cũng như tạo ra những rủi ro cho kinh doanh, ví dụ như: khi giá bán giảm người tiêu dùng sẽ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, hoặc chưa quen với các dòng sản phẩm mới.

Do đó chúng ta chỉ nên áp dụng chiến lược tạo sự khác biết hóa khi điểm khác biệt đó không bị dễ dàng sao chép bới các đối thủ cạnh tranh khách và nó phải đem lại lợi ích cho một số đông người mua, và người mua phải đủ tiền để chi trả cho sự khác biệt đó.

Chiến lược sản phẩm mới

Doanh nghiệp phải không ngừng phát triển làm mới mình bằng cách tạo ra các sản phẩm mới. Tuy nhiên để sản phẩm mới đó được người tiêu dùng chấp nhận và tin tưởng sử dụng là một điều không hề dễ dàng.

Theo một thống kê cho thấy nhiều sản phẩm mới có tỉ lệ thất bại từ 30% tới 70%. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy rằng doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nhờ các chương trình phát triển sản phẩm mới hiệu quả của họ.

Do đó đây là một chiến lược sản phẩm rất mạo hiểm, nhưng cũng là con đường giúp doanh nghiệp thành công và có chỗ đứng vững trên thị trường

chiến lược sản phẩm mới cho nông nghiệp

Sản phẩm mới ở đây có thể hiểu theo các cách khách nhau sau đây:

  • Sản phẩm mới có thêm những công dụng mới.
  • Sản phẩm hiện tại nhưng cưng cấp cho các thị trường mới.
  • tối ưu chi phí, giúp giảm giá thành để thêm khách hàng mới.
  • Sản phẩm mới được tạo ra từ việc kết hợp các sản phẩm hiện tại với nhau.
  • Sản phẩm bị hạ cấp.
  • Sản phẩm thiết kế lại.
  • Một sản phẩm mới hoàn toàn so với các sản phẩm cũ.
  • sản phẩm mới là một ứng dụng mới các sản phẩm hiện đại.

Chiến lược giá cả trong nông nghiệp

Chiến lược định giá sản phẩm mới

Định giá hớt váng 

Định giá hớt váng là định giá cao ở mức giá ban đầu bán ra, nhằm khai thác thị trường chấp nhận mức giá cao. Sau đó tiến hành hạ giá dần để khai thác thị trường chấp nhận mức giá thấp hơn.

Các sản phẩm mới có các đặc điểm:

  • Sản phẩm có nhu cầu sử dụng đặc biệt.
  • Sản phẩm có nhu cầu cao, được nhiều người tiêu dùng chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để có được.
  • Sản phẩm có giá trị cao hoặc các tính năng nổi bật mang tính độc quyền.

Định giá “xâm nhập thị trường”

Định giá ban đầu thấp, doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận lỗ để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thử sản phẩm.
Các sản phẩm có đặc điểm:
– Giá thấp cho phép cạnh tranh các đối thủ tiềm năng khác.
– Thị trường tương đối nhạy cảm về giá.
– Sản phẩm có chi phí cố định cao và chu kì sống dài hơn các sản phẩm khác.

Chiến lược phân phối hàng hóa trong nông nghiệp

Kênh phân phối truyền thống

Kênh phân phối sẽ có đa dạng các thành viên tham gia với các liên kết khác nhau, tạo ra các kênh với mức độ khác nhau. Các kênh sẽ hoạt động hoàn toàn độc lập và chỉ ưu tiên việc tối đa hóa lợi nhuận của mình, không quan tâm tới lợi nhuận của các kênh khác. Không có bộ phận chịu trách nhiệm xử lý trong quá trình phân phối.

 

Mô hình kênh phân phối truyền thống
Mô hình kênh phân phối truyền thống

Kênh trực tiếp (hay còn gọi là kênh cấp 0): kênh này nhà sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng không thông qua trung gian.
‐ Kênh cấp 1: có 1 trung gian (người bán lẻ)
‐ Kênh cấp 2: có 2 cấp trung gian là nhà bán lẻ và nhà bán buôn
‐ Kênh cấp 3: giống kênh cấp 2 + đại lý

Kênh phân phối giống cây trồng và vật nuôi.

Mô hình phân phối giống cây trônhf

Kênh này có đặc điểm:

  • Là loại kênh phân phối mang tính độc quyền của nhà nước và được nhà nước quan tâm, hỗ trợ về tài chính và công nghệ.
  • Kênh mang tính trực tiếp và cung cấp dịch vụ là chủ yếu, đồng thời thực hiện kinh
    doanh.
  • Kênh nghiên cứu kết hợp chuyển giao công nghệ.

Kênh phân phối các sản phẩm nông nghiệp về tiêu dùng

Hai kênh K1 và K2 là những kênh ngắn, chủ yếu chỉ hoạt động ở vùng nông thông. Các kênh còn lại chủ yếu hoạt động cho
người tiêu dùng thành phố hoặc xuất khẩu nước ngoài
Còn lại là các khâu trung gian, đầu tiên là người thu gom hoặc người chế biến chức năng thu mua.

kênh phân phối nông nghiệp tiêu dùng

Chiến lược xúc tiến bán cho sản phẩm nông nghiệp

Để thưc hiện xúc tiến sản phẩm cần kết hợp các công cụ truyền thông khác nhau để có thể truyền tải tốt giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng

Khi lên chiến lược xúc tiến cho sản phẩm nông nghiệp cần xem xét kĩ vòng đời của sản phẩm. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn giới thiệu cần khuyến mãi mạnh để khuyến khích dùng thử.
  • Giai đoạn tăng trưởng, giảm bớt để chiếm lợi thế và nhu cầu của người tiêu dung.
    Giai đoạn bảo hòa, tăng cường để khuyến khích sử dụng nhãn mới.
  • Giai đoạn suy tàn giảm tới mức tối thiểu.

Vai trò của marketing trong nông nghiệp

Vai trò kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng

(Từ đó làm cho sản phẩm đáp ứng hầu hết các nhu cầu về hàng hóa lương thực – thực phẩm)

  • Marketing cần chỉ ra việc phải sản xuất như thế nào, sản xuất với khối lượng bao nhiêu và khi nào đưa ra thị trường. Tránh việc thừa hoặc thiếu nhu cầu
  • Để thực hiện được chức năng này, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhuẫn nhuyễn giữa nhà phân phối, chế biến, sản xuất.

 Vai trò chuẩn hóa và phân loại các dòng sản phẩm nông nghiệp

(hình dáng, kích thước,bao bì,..).

Do đó trước khi đưa ra thị trường cần phân loại kĩ lưỡng kể cả về hình dáng, bao bì bắt mắt.

Chai Vtc K2
                         Sản phẩm có thiết kế bao bì bắt mắt của VTC holdings
  • Đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế và quan trọng hơn cả là thị hiếu của người tiêu dùng.
  • Định giá bán cho sản phẩm khi tung ra thị trường. Thực hiện điều này có thể là nhà sản xuất hoặc thu gom trung gian.

Vai trò thu gom

Do sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, và phân bố không đồng đều. Nhưng người mua lại có nhu cầu mua tập trung tại một chỗ. Do đó thu gom là một vai trò không thể thiếu trong marketing nông nghiệp. Bên cạnh đó, thu gom với số lượng lớn, vận chuyển cùng lúc sẽ góp phần tiết kiệm chi phí vận chuyển.

 Vai trò chuyển dịch

Do sản xuất nông nghiệp gắn liền với các điều kiến khí hậu, đất đai, những vùng khác nhau thuận lợi chuyên canh các sản phẩm khác. Tuy nhiên nhu cầu thì ở khắp mọi nơi (khu vực đô thị, khu vực không sản xuất được sản phẩm đó) nên marketing nông nghiệp sẽ có nhiệm vụ thực hiện chức năng này. Thông thường, sự dịch chuyển sản phẩm thường thực hiện ở 2 giai đoạn:
– Từ nơi sản xuất đến các chỗ thu gom.
– Từ chỗ thu gom đến các nhà máy hoặc các chủ buôn lớn (đại lý), các điểm bán lẻ ở các thị trường khác nhau.

Tóm lại marketing sẽ đảm nhiệm việc dịch chuyển sản phẩm từ nơi cung cấp nhiều tới những nơi có nhu cầu, tránh trường hợp, người mua cần mua không có, hoặc người bán không có đầu ra sản phẩm.

Vai trò dự trữ

Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ, lại phụ thuộc nhiều vào khí hậu thời tiết địa phương.Trong khi nhu cầu tiêu thụ lại diễn ra quanh năm, Nên nhiều lúc cung – cầu sản phẩm nông nghiệp không đồng đều, nhất là các sản phẩm lương thực – thực phẩm. Tạo ra các biến động xấu cho xã hội. Do đó việc dự trữ giúp:
–  Đảm bảo lợi ích của nhà sản xuất, cũng như lợi ích của người tiêu dùng bằng cách cân bằng giữa cung và cầu.
– Đề phòng thiên tai (bão,lũ,…) bất chắc về khí hậu, bất ổn về chính trị, chiến tranh.
Ngoài các nhà phân phối, chế biến, sản xuất tham gia vào việc dự trữ hàng hóa, lương thực – thực phẩm, thì nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo lương thực thực phẩm cho quốc gia.

Vai trò giúp tăng giá trị hàng hóa

Các sản phẩm nông nghiệp thô thường có giá rất thấp hoặc mất giá vì không đáp ứng tối đa mong đợi của người tiêu dùng. Vậy nên, cần các khâu như phân loại, sơ chế, tinh chế, bảo quản, bao bì, chuẩn hóa. Hoặc thay đổi các phương thức phục vụ, cung ứng để tăng giá trị hàng hóa nông nghiệp.

Các sản phẩm nông nghiệp thường rơi vào cảnh được mùa mất giá, mất mùa được giá. Do đó nhiệm vụ giúp tăng giá trí hàng hóa là điều cần thiết của marketing cho nông nghiệp cần làm.

Vai trò phân phối

Để thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi các thành phần tham gia vào dây chuyền marketing phải:
– Có sự kết nối và hỗ trợ lẫn nhau, giúp đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh nhất có thể.
– Giao hàng nhanh, đúng địa điểm và năng suất, hiệu quả cao.
– Thanh toán dứt điểm và rõ ràng sòng phẳng